So sánh giữa máu bình thường mà máu có axit uric
Tăng axit uric máu được coi là dấu hiệu nổi trội và là tiền triệu báo trước bệnh gút. Nguyên nhân gây tăng axit uric máu có thể được phân thành ba loại sau:
Giảm đào thải axit uric qua thận:
Là vừa có tăng sản xuất, vừa có giảm đào thải axit uric. Bia, rượu, nước ngọt và nhịn đói là những yếu tố vừa làm tăng sản xuất vừa làm giảm đào thải axit uric qua thận dẫn đến tăng nồng độ axit uric máu.
– Rượu (ethanol) làm tăng sản xuất axit lactic dẫn đến cạnh tranh đào thải với axit uric tại thận. Rượu làm tăng quá trình suy thoái của adenine nucleotide dẫn đến tăng sản xuất axit uric. Rượu cũng làm giảm bài tiết axit uric qua đường thận do gây mất nước nhanh. Còn bia là sản phẩm phụ của quá trình lên men, góp phần bổ sung một nguồn purin làm tăng sản xuất axit uric.
– Chế độ ăn uống có nhiều đường fructose vừa tăng tổng hợp purin, vừa ức chế bài tiết axit uric.
Việc nhịn đói kéo dài buộc cơ thể phải huy động các mô (purin) để biến thành năng lượng cũng tương tự như một chế độ ăn uống giàu purin dẫn đến tăng axit uric máu. Ngoài ra việc nhịn đói cũng làm suy yếu khả năng bài tiết axit uric của thận dẫn đến tăng axit uric.
– Tăng axit uric máu là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến lắng đọng tinh thể muối urate natri tại các khớp và các mô mềm gây bệnh gút với các đợt viêm khớp do tinh thể cấp tính hay mạn tính, mặc dù phần lớn những người tăng axit uric không có triệu chứng.
Tăng axit uric máu là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, tăng huyết áp và có liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuyp 2. Tăng axit uric máu cũng dẫn đến sạn thận, sỏi thận, suy thận…
Khi phát hiện bị tăng axit uric máu bạn cần: Tăng khẩu phần nước uống hàng ngày để dự phòng nguy cơ bị sỏi thận. Tránh uống rượu (do đồ uống có cồn gây ức chế bài tiết tinh thể qua nước tiểu). Khi có tăng nồng độ axit uric bài tiết qua nước tiểu cần sử dụng các thức ăn chứa ít purin. Các nguồn thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: măng tây, các đồ uống có chứa caffein, nấm, rau bina (spinach), men rượu bia và các phủ tạng động vật (Vd: gan và thận)…
Nếu tăng axit uric máu chưa có triệu chứng thì bạn cũng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa có siêu âm khớp tìm dấu hiệu tinh thể muối urate natri lắng đọng trên mặt khớp để chuẩn đoán sớm bệnh gút.
Việc nắm rõ mức độ axit uric trong cơ thể bạn là rất quan trọng, tương tự như hiểu biết về nồng độ Cholesterol hay Glucose trong máu của bạn.
Khuyến cáo của chuyên gia: Người có tiền sử bệnh gút nên thực hiện theo dõi nồng độ axit uric 6 tháng 1 lần để chắc chắn nồng độ đó vẫn còn dưới 420 µmol/L đối với nam và dưới 360 µmol/L đối với nữ. Bệnh nhân bị gút có thể cần điều trị bằng thuốc cũng như thay đổi lối sống để giữ cho lượng axit uric ở mức hợp lý.